Những nghi thức chuẩn trong lễ rước dâu của người Việt

5/5 - (1 vote)

“Có thờ có thiêng có kiêng có lành” là đạo lý được rất nhiều người nhắc đến trong những ngày quan trọng. Bởi vì mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình, thế nên có nhiều cặp đôi cô dâu chú rể dù có lối sống hiện đại, vẫn không bỏ đi những nét đẹp thuần túy quê hương. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về những nghi thức chuẩn trong lễ rước dâu của người Việt, đây là bài viết chắc chắn dành cho bạn. Ngoài việc giới thiệu về chi tiết nghi lễ, chúng tôi còn mang đến địa chỉ tin cậy để các cặp đôi có thể thỏa sức chụp ảnh cưới đẹp. Chúng tôi sẽ giới thiệu liền các nghi thức để bạn tìm hiểu, cùng bắt đầu nhé.

Nghi thức trong lễ rước dâu

Xin dâu trước lễ rước dâu

Có hai trường hợp có thể xảy ra, đó là vẫn tách rời lễ xin dâu và lễ rước dâu, hoặc là gộp chung lại để tiết kiệm thời gian. Ngay trước khi giờ đón dâu diễn ra, đại diện bên nhà trai sẽ mang cơi trầu sang để làm lễ xin dâu. Đây có thể là mẹ chú rể hoặc người cô, người bác thân thiết. Phía mẹ cô dâu sẽ nhận tráp cau, mang thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của bên nhà gái.

Nếu như gộp cả lễ xin dâu và lễ rước dâu lại làm một thì nhà trai sẽ cần một cơi trầu biểu tượng cho thủ tục xin dâu trước khi vào đến nhà gái. Khi đã gộp thành hai lễ, bên lễ xin dâu sẽ diễn ra nhanh chóng để cho lễ đón dâu có thể tiếp tục. Lúc này, mẹ chú rể sẽ không cần phải đến nhà gái.

Tuyên bố lý do, chào hỏi hai bên trong lễ rước dâu

Khi xin dâu đã thành công, bên nhà gái sẽ mời nhà trai vào nhà mình. Hai bên sẽ cùng nhau ổn định chỗ ngồi, mời nước tất cả mọi người trong đội bê tráp. Đại diện phía nhà trai sẽ trình bày những người tới tham dự lễ lễ rước dâu, bên cạnh đó trình bày mong muốn được đón cô dâu về với gia đình nhà chồng. Nhà gái cũng sẽ có đại diện phát biểu, sau đó đồng ý cho cô dâu về với bên nhà trai.

Ngày hạnh phúc của cặp đôi

Cô dâu trong lễ rước dâu ra mắt gia đình

Sau khi tiến hành xong bài phát biểu, bên nhà gái sẽ cho chú rể lên trên phòng để đón cô dâu xuống và chào họ hàng. Cô dâu không được phép xuất hiện trước khi chú rể lên trên phòng đón dâu.

Chú rể thắp hương tại nhà gái, mời nước họ hàng

Bố mẹ của cô dâu sẽ dẫn hai con lên trên và thắp hương bàn thờ của gia đình. Trong miền Nam, đám cưới sẽ cần sự xuất hiện của cặp đèn cầy cùng với cặp đôi long phụng mà nhà trai chuẩn bị. Bên nhà gái sẽ có trách nhiệm đặt sẵn chân nến, miễn sao cùng kích cỡ với cặp nến mang đến. Chú rể và cô dâu cùng nhau thắp hương, mong cầu một cuộc sống mới ấm êm hạnh phúc. Họ cũng không quên rót nước cho những người lớn tuổi, các thành viên ở trong gia đình.

Nhà gái căn dặn cô dâu khi con chuẩn bị sang nhà chồng, lễ rước dâu kết thúc

Trước khi kết thúc lễ rước dâu, mẹ cô dâu sẽ dặn dò con gái một vài điều. Sau đó, các cô dâu sẽ được nhận những món quà trang sức như nhẫn, kiềng vàng… Khi đã dặn dò cô dâu xong, bên nhà trai sẽ phát biểu lần cuối rồi đón cô dâu về nhà. Theo một số địa phương, khi cô dâu ra khỏi cửa sẽ không được ngoái lại để nhìn về phía nhà mẹ.

Bố đẻ sẽ là người đưa con gái về đến nhà chồng chứ không phải là mẹ đẻ. Đi cùng với cô dâu sẽ có các anh chị em họ hàng để thăm nơi cô dâu sẽ ở.

Rước dâu có trình tự ra sao?

Tại nhà trai, làm lễ ra mắt cô dâu mới, làm lễ thành hôn

Sau khi hoàn tất lễ rước dâu, bên nhà trai sẽ bắt đầu giới thiệu những thành viên cùng tham dự hôn lễ. Bên phía nhà gái sẽ giới thiệu mọi người trong gia đình có mặt ở lễ thành hôn. Còn bên phía nhà trai cũng hướng dẫn chú rể cùng cô dâu thắp hương ở trên bàn thờ. Sau đó, nhà trai sẽ tặng lại những món quà cưới thật sự ý nghĩa cho cô dâu. Bên phía nhà trai sẽ đưa cô dâu chú rể, mọi người nhà gái tới tham quan căn phòng tân hôn. Đây là cách để cho nhà gái thấy được hoàn cảnh, gia đình của nhà trai như thế nào, sau đó mới tính đến chuyện có nên gắn bó trọn đời hay không.

Khi đưa con dâu mới về nhà, nghi thức trải giường tân hôn nên được thực hiện bởi một người phụ nữ trong gia đình nhà trai. Người này phải có con cái đề huề, long phụng đủ đầy để đem lại những điều hạnh phúc nhất cho cặp đôi. Có như vậy thì cô dâu mới có thể có cuộc sống hạnh phúc, may mắn sau này.

Một số quan niệm được nêu ra khi về đến nhà chồng, đó là cô dâu không nên gặp mặt mẹ chồng. Việc này nhằm tránh xảy ra những quan niệm xung khắc sau này, bởi nó dễ dẫn đến sự bất hòa giữa mẹ và con. Nếu như gia đình bạn cũng có chung mối lo lắng như vậy, thực hiện theo nghi lễ này cũng là điều cần thiết.

Đôi dâu rể mời nước gia đình hai bên

Sau khi đã hoàn tất xong các thủ tục cần có, đôi vợ chồng trẻ sẽ tiến hành mời nước đôi bên. Đây là lúc để mọi người có thể thưởng thức âm nhạc mà quan khách góp giọng hoặc ca sĩ hát chúc phúc cho cặp đôi. Mọi người có thể nói chuyện về cuộc sống sau này của cặp đôi, ngoài ra cũng là lúc thú vị để quan khách có thể trò chuyện đời sống với nhau.

Nhà gái sẽ dặn dò cho cô dâu những điều cần lưu ý khi về đến gia đình nhà chồng sau này. Đây có lẽ là khoảnh khắc khó quên bởi đám cưới đang dần đi đến hồi kết thúc. Nếu như hai nhà tổ chức riêng, nhà gái sẽ đứng lên phát biểu đôi lời, sau đó ra về và nói lời cảm ơn tới gia đình nhà trai. Ngoài ra, nhà gái cũng sẽ gửi gắm con gái lại và nhờ nhà trai chỉ bảo nhiều hơn.

Điều gì cấm kỵ ngày rước dâu?

Những điều cấm kỵ không được phép làm trong lễ đón dâu

Dưới đây là một số chia sẻ những điều mà cô dâu cũng như gia đình hai bên không nên làm. Nếu như tránh được có thể coi là gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống hôn nhân sau này.

  • Trong lễ rước dâu, không được đi đón dâu sai giờ hoàng đạo. Gia đình và bạn bè, người thân phải đặc biệt chú ý đến thời gian để có thể đưa cô dâu về nhà đúng giờ. Có như vậy mới đảm bảo được việc không bị mất may mắn ngày cưới.
  • Mẹ chồng sẽ không đón nàng dâu. Như đã nói trên, việc gặp gỡ có thể gây ra xung khắc sau này. Do đó đây là điều cần thiết
  • Cô dâu không được xuất hiện ở trước mặt hai họ. Chỉ đến khi lễ đón dâu kết thúc và đến phiên tiệc cưới, cô dâu mới bắt đầu lộ diện.
  • Nàng dâu sẽ không quay đầu nhìn về phía nhà mẹ đẻ sau khi rước dâu xong. Lý do làm việc này là để tránh cho cô dâu cảm giác nhớ nhung, quyến luyến.
  • Cô dâu mà có bầu trước khi cưới, khi vào gia đình sẽ không được đi cửa chính. Điều này tuy nhiều người hiện đại phản đối, thế nhưng đã là phong tục. Bởi thế nếu muốn may mắn cho bản thân và hôn nhân của mình, mọi người nên bàn bạc và bằng lòng với tục lệ.
  • Cô dâu không được treo đồ của mình đè lên các vật dụng của chồng. Cố gắng trong ngày về ra mắt, cô dâu không nên để đồ của mình chùm lên các món đồ chồng mình chuẩn bị sẵn nhé.

Địa chỉ studio giúp lưu giữ kỷ niệm ngày cưới khó quên

Nếu muốn có những khoảnh khắc khó quên để có thể trưng bày trong lễ rước dâu, bạn cần phải chọn một studio chụp ảnh cưới phù hợp. Đây là nơi có thể giúp bạn tự nhiên nhất, thả hồn và có được bức ảnh nhìn đẹp mắt nhất. Chúng tôi giới thiệu cho bạn studio Áo Cưới Quỳnh Châu. Đây là nơi có thể giúp bạn thăng hoa trong mọi bộ hình. Ngoài ra, nơi đây còn vô cùng chuyên nghiệp khi cung cấp nhiều mẫu áo cưới đẹp và mới nhất đến cho các khách hàng. Bởi thế, đừng ngần ngại tới đây và lựa chọn những mẫu váy cưới đẹp bạn nhé.

Chọn Áo Cưới Quỳnh Châu cho ngày vui

Trên đây là những thông tin chúng tôi đem đến cho bạn về lễ rước dâu. Chúng tôi tin chắc rằng nhờ những chia sẻ này, các cặp đôi mới cưới sẽ hiểu và biết giữ phép tắc, lễ nghĩa trong ngày trọng đại. Chắc chắn rằng đó sẽ là ngày vui, hạnh phúc và đáng nhớ nhất đối với hai bạn, thế nên hãy chuẩn bị cho thật tốt! Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết thú vị khác trên website Áo Cưới Quỳnh Châu của chúng tôi bạn nhé!

0901744145